IMO là gì, cách làm IMO và ứng dụng trong đời sống như thế nào?

Thứ Năm, 25.04.2024 | 06:03 (GMT+0700)


Trùn - Vi sinh

Hiểu về IMO và ứng dụng IMO

IMO là gì, cách làm IMO và ứng dụng trong đời sống như thế nào?

2021-06-29 14:07:22

IMO là tên viết tắt của Indigenous Microorganism (Vi sinh vật bản địa), sinh sống và phát triển hoàn toàn ngoài môi trường tự nhiên mà chúng ta đang sống. Các vi sinh vật này đang ngày đêm tham gia tích cực vào quá trình phân hủy các chất hữu cơ thành CO2 và các chất khác cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, một số vi sinh vật còn biến đạm trong không khí thành đạm cho cây trồng hấp thu.

IMO là gì? 
IMO hay còn gọi là chế phẩm vi sinh IMO được điều chế bằng cách sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên của địa phương rồi lên men tạo ra nhiều loại vi sinh vật khác nhau tồn tại trong môi trường tự nhiên tại địa phương có hoạt tính sinh học cao. Xét trên 1 góc độ về vi sinh thì IMO và chế phẩm vi sinh có bán trên thị trường là như nhau, các loại vi sinh có đặc tính tốt sẽ được "bẫy" và nhân lên trong môi trường phù hợp. Chỉ khác ở các chế phẩm vi sinh đã được kích hoạt có độ đậm đặc cao, có thể ở dạng tiềm sinh và các chủng được kiểm soát, còn IMO thì độ đông đúc thấp hơn và đang ở thể hoạt động.

Ứng dụng của IMO
Chế phẩm vi sinh IMO được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như làm thức ăn chăn nuôi, ủ phân, ủ rác, khử mùi, giảm ô nhiễm môi trường, thậm chí 1 số loại như làm enzyme còn dùng để tẩy rửa như enzyme bồ hòn, làm thuốc trừ sâu ...

ĐIỀU CHẾ IMO BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẪY VI SINH BẢN ĐỊA

1. Điều chế từ Gạo
Nguyên liệu: Gạo, rỉ mật hoặc đường nâu, 1 cái khay gỗ (tùy kích thước, thường là 40cm, sâu 8-10 cm).

Cách làm: Nấu cơm chín, trải 1 lớp dày khoảng 2-3cm lên bề mặt khay gỗ, lấy giấy bịt mặt khay lại, dùng băng dính quấn vào sao cho giấy hay lớp lá sau này không rơi xuống cơm. Tìm 1 chỗ có bóng cây mát, rậm (đây là nơi rất đông vi sinh sống), đào 1 cái hố khoảng 5cm, chôn cái khay xuống rồi phủ lớp lá khô lên, có thể bẻ thêm vài cành lá tươi của chính cây đó phủ lên trên, nên phủ lớp nilong tránh mưa. Nếu mùa hè thì ủ khoảng 3-4 ngày, mùa đông ủ khoảng 5-6 ngày là lớp cơm sẽ có 1 lớp mốc trắng (thi thoảng lẫn mốc màu khác). Thu lấy lớp cơm có mốc tránh, tránh chỗ có mốc màu ra đem trộn với rỉ mật theo tỉ lệ 1:1 rồi thả vào cái hũ đất (để cản sáng) sao cho còn ít nhất khoảng 1/3 không gian hũ (không thả đầy), lấy giấy bịt kín miệng hũ, để nơi râm mát tránh ánh sáng thì sau khoảng 7 ngày chúng ta thu được dịch lỏng IMO.
Với IMO gốc chính là lớp nấm mốc trắng trên cơm, hay còn gọi là IMO1. Nước dịch trộn với rỉ mật hoặc đường nâu là IMO2.

Nhân IMO: 1 kg rỉ mật, 0.5kg cám và 10 lít nước cho 1 lít IMO2 vào khuấy đều, sau 7 ngày là thu được IMO3.

Sử dụng: Pha với nước lọc để phun ủ rác, ủ đất, ủ phân, khử mùi đều được.

Từ việc điều chế này cho chúng ta hiểu rõ cách điều chế vi sinh trong nhà máy cũng gần tương tự, tuy nhiên họ có máy móc hiện đại và có công cụ để tách lọc vi sinh và tăng mật độ vi sinh cũng như biến vi sinh thành dạng sống tiềm (chưa kích hoạt) để bảo quản được lâu dài.

2. Điều chế đạm cá (Amini Acid)
Nguyên liệu: Cá hoặc đầu cá, ruột cá, IMO và đường đỏ, rỉ mật
Cách làm: Cá để nguyên hoặc băm nhỏ càng tốt, trộn với đường theo tỷ lệ khối lượng 1:1, cho vào khoảng 2/3 một hũ chứa sạch, dùng giấy niêm phong kín, để nơi râm mát trong 7 ngày. Trong quá trình này nếu thấy chất béo nổi trên bề mặt hỗn hợp trong hũ có thể thêm khoảng 30 mL IMO-2 vào để hòa tan chất béo này. Sau thời gian trên có thể lọc lấy phần lỏng trữ và dùng dần (cho vào hũ chứa nhỏ niêm phong bằng giấy), chất rắn sau khi lọc có thể trộn chung vào đống phân ủ.

ĐIỀU CHẾ IMO TỪ CÁC SẢN PHẨM CÓ SẴN NHƯ SỮA CHUA, MEN TIÊU HÓA

Thời nay công nghệ vi sinh phát triển rất mạnh, có những loại như Sữa chua hay men tiêu hóa rồi men rượu bán đầy trên thị trường. Việc của chúng ta là cung cấp môi trường cho các loại vi sinh có sẵn này phát triển là được.
Nguyên liệu: 3 hộp sữa chua để ngoài tủ lạnh 1 ngày để kích hoạt vi sinh hoạt động mạnh nhất, 4-5 gói men tiêu hóa, 2-3 viên men rượu (Đây là nguồn vi sinh). Thức ăn cho vi sinh gồm: Rỉ mật (1kg), cám gạo (0.5 kg), bí ngô luộc (0.5 kg).

Cách làm: Cho bí ngô xay nhuyễn, cám gạo, rỉ mật và 10 lít nước sạch (để ngoài 1-2 ngày cho bay hết khí clo nếu dùng nước máy) và 3 hộp sữa chua, men tiêu hóa, men rượu rồi trộn đều, khuấy đều khoảng 5-10 phút cho tan hết. Sau đó đậy nắp thùng lại. Mỗi ngày mở ra 1 lần để khuấy đều từ 3-5 phút. Khoảng 7 ngày là chúng ta thu được IMO.

Sử dụng IMO này để nhân lên các IMO sau thì cũng làm phương pháp tương tự, thay 3 hộp sữa chua, men tiêu hóa và men rượu bằng 1lít IMO đã làm trước đó trộn đều với nguyên liệu, sau 7 ngày ta thu được IMO tiếp theo để sử dụng.
Nuôi IMO: Sau 2 tuần nền cho thêm 100 gr rỉ mật hoặc đường nâu vào để tiếp tục nuôi vi sinh trong thùng.

Hầu hết các loại vi sinh đều sợ ánh sáng, nắng có tia UV. Bởi vậy cần bảo quản IMO ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu dùng hũ đất để đựng không cho ánh sáng xuyên qua là tốt nhất.

(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của ECO Việt Nam. Chúng tôi có thể biên tập lại hoặc không đăng ý kiến của bạn nếu vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức hoặc các vấn đề liên quan đến chính trị....)

[Combo 5] 05 tháp rau hữu cơ ECO

Phủ xanh thành phố, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường
6,900,000
 » 
6,600,000
 (vnđ)

[Combo 4] 04 tháp rau hữu cơ ECO

5,520,000
 » 
5,320,000
 (vnđ)

[Combo 3] 03 tháp rau hữu cơ ECO

Phủ xanh thành phố, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường
4,140,000
 » 
4,050,000
 (vnđ)

[Combo 2] 02 tháp rau hữu cơ ECO

Nhà hẹp, trồng rau cho bé yêu
2,760,000
 » 
2,720,000
 (vnđ)

[Combo-f] Trọn gói tháp, đất, trùn quế

01 tháp hữu cơ vi sinh, đất hữu cơ trộn phân trùn và trùn quế (xấp xỉ 120 kg)
1,730,000
 » 
1,700,000
 (vnđ)