Những câu hỏi xoay quanh PP ủ rác hữu cơ Eco Bokashi

Thứ Bảy, 27.04.2024 | 14:59 (GMT+0700)


Trùn - Vi sinh

Giải đáp những thắc mắc về phương pháp ủ rác Eco Bokashi

Những câu hỏi xoay quanh PP ủ rác hữu cơ Eco Bokashi

2023-12-20 17:01:35

Ủ bokashi là cách lên men rác hữu cơ dạng yếm khí, không gây mùi khó chịu, không thu hút côn trùng, không giòi bọ và ủ rác rất nhanh. Đặc biệt thùng thiết kế đặt được trong gian bếp, tiện cho việc nấu nướng, sinh hoạt. Tạo ra dịch trà và phân hữu cơ đặc biệt tốt cho làm vườn. Dù đây là phương pháp ủ rác phổ biến trên thế giới nhưng với Việt Nam vẫn còn khá mới. Eco Việt Nam đã tổng hợp và trả lời các câu hỏi cho ai quan tâm đến PP ủ rác này.

1. Ủ Bokashi có ủ được thịt cá không?
Chắc chắn là có nhé, khi lên men thành công thì cũng bị chua như thế, tuy nhiên mùi chua của thịt cá lên men nó hơi nặng mùi hơn là rác thực vật lên men.
Quá trình lên men thịt cá lâu hơn, giữa quãng đường lên men có thể xảy ra tình trạng khó ngửi (không phải mùi thối). Để rút ngắn quá trình này chúng ta thực hiện mấy việc sau:
- Cho thịt cá không quá 10% tổng lượng rác đang ủ trong thùng.
- Khi cho thịt cá vào thì cần cho nhiều men vi sinh hơn, phủ kín men lên trên.
 
2. Dịch nước rác tưới hàng ngày được không? Và nếu không dùng hết thì bảo quản được bao lâu?
- Dịch nước rác tưới hàng ngày OK, tuy nhiên bạn cần pha loãng với tỉ lệ 1:100 để tránh dư lượng dinh dưỡng trong đất gây ra tình trạng thu hút nấm độc hại.
- Với dung dịch dùng không hết, bạn cần cho vào chai đậy kín nắp, để trong bóng mát tránh ánh sáng cường đồ mạnh, bảo quản được 1 tháng. Thi thoảng 3-5 ngày bạn nên mở nhẹ nắp chai 1 lần tránh chai bị sinh khí sình hơi.
 
3. Quá trình cho rác hàng ngày, sẽ có rác cũ và rác mới, khi chôn có cần phải lấy rác cũ chôn trước không?
Không cần phải phức tạp vậy, vì quá trình lên men chua tức là trong thùng đã có lượng vi sinh khổng lồ tương đương với vài kg men vi sinh. Khi bạn chôn vào đất, rác cũ và rác mới sẽ phân hủy gần giống nhau về tốc độ. Thường cũng chỉ 2-3 tuần là hoai thành phân.
 
4. Khi chôn rác vào đất có bị thối không?
Khi rác phân hủy chắc chắn sẽ sinh ra mùi, tuy nhiên khi bạn chôn nó vào đất thì bạn sẽ không ngửi thấy mùi gì cả, sau 2-3 tuần là rác tiêu biến tới 80-90% thể tích.
 
5. Nhà to trồng ít cây, thậm chí không trồng, nhưng muốn giảm thiểu rác thải thì làm thế nào?
- Về dịch nước rác, bạn có thể đổ vào cống hoặc bồn cầu để chúng làm sạch. Dịch nước rác này chứa rất nhiều enzyme và vi sinh hữu ích, chúng sẽ giúp phân giải các chất hữu cơ trong cống hay phân trong bể phốt nhanh hơn.
- Về phân xanh (bã rác) bạn có thể cho hàng xóm trồng cây, đây là món quà tuyệt vời cho những người trồng cây. Hoặc bạn có thể dùng 1 thùng xốp to, có nắp đậy càng tốt, trong thùng xốp bạn để khoảng 20 kg đất, cứ có rác lên men chua là bạn chôn vào và phủ đất lên. Sau 2-3 tuần là rác giảm tới 80-90% thể tích, nên 1 thùng xốp to có thể chôn kể tiếp nhau cả 7-8 phân thùng ủ mà không sợ đầy thùng. Đây là cách giảm rác thải ra môi trường hiệu quả mà không gây ô nhiễm.
- Với các khu chung cư, phần rác thừa bạn đổ và ống rác cũng giúp cho các loại rác hữu cơ khác được phủ lên 1 lượt men vi sinh, bớt mùi hơn và khi vận chuyển ra bãi rác sẽ phân hủy nhanh hơn. Tốt cho môi trường.
 
6. Phân ủ từ Bokashi có tốt không?
Chắc chắn tốt. Do sự đặc thù của phương pháp này là lên men được cả thịt cá mắm muối nên lượng đạm trong rác rất cao, ngoài cung cấp 1 lượng vi sinh lớn cho đất, chúng còn cung cấp enzyme phân giải chất hữu cơ trong đất luôn. Nên các cây cối rau màu được sử dụng phân Bokashi có thể thay thế tất cả các loại phân khác trên thị trường đang bán.
 
7. Ủ Bokashi tại sao không có mùi và không có côn trùng?
Đây là phương pháp ủ yếm khí, thật ra không có gì là không có mùi, dĩ nhiên ủ rác cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ủ bokashi thì không có mùi thối khi mở nắp.
Điều quan trọng hơn là do ủ yếm khí nên mùi chua trong thùng không thể ra ngoài. Đồng thời các loại côn trùng, kể cả trứng ruồi có chót nở ra trong thùng cũng không có oxi mà thở và sẽ chết.
 
8. Có cho rác hàng ngày vào thùng được không? Vì đây là thùng ủ yếm khí nên khi mở nắp có ảnh hưởng đến quá trình ủ không?
Trong điều kiện lý tưởng thì việc không mở nắp sẽ giúp quá trình lên men nhanh hơn là mở nắp. Có điều chúng ta ủ rác để sinh hoạt tiện dụng, việc mở nắp cho rác là nhu cầu thiết yếu hàng ngày, nếu chúng ta chỉ đặt vai trò làm phân là chủ yếu thì đã quên mất vai trò thứ 2 là tiện ích sinh hoạt.
Cho nên, chúng ta phải bình hòa 1 cách tự nhiên giữa 2 vai trò này, và bạn vẫn phải ngày 2-3 lần mở nắp để cho rác vào. Vấn đề này đã được chúng tôi tính toán trong việc sản xuất men vi sinh rồi, trong men vi sinh ủ Bokashi của chúng tôi có những chủng hoạt động được trong ĐK hiếu khí. Nên chỉ cần 1 thời gian ngắn là oxi sẽ được các vi sinh này hấp thụ hết và chuyển sang trạng thái yếm khí, nên vẫn đáp ứng tốt tốc độ lên men yếm khí.
 
9. Đặt thùng ủ Bokashi ngoài trời có được không?
Bản chất các loại vi sinh lên men chua không ưa ánh sáng ở cường độ mạnh, nếu chúng ta đặt thùng ngoài trời tức là chúng ta cung cấp 1 điều kiện ủ rác không thích hợp. Kết quả ủ rất khó đoán định là lên men chua hay thối. Vì ở Đk ủ không phù hợp, vi sinh sẽ tăng sinh kém, thậm chí chết, nên việc ủ rác thành công hay thất bại rất khó đánh giá. Cách tốt nhất là nên đặt trong bếp cho tiện sinh hoạt hoặc đặt chỗ nào mà ánh sáng trực tiếp không chiếu vào là OK ạ.
 
10. Dùng rác bokashi để cho trùn ăn thì có thể ủ cả thịt cá được không?
Thực ra trùn có thể ăn mọi thứ, nhưng trong giai đoạn đầu với thịt cá thì trùn ăn không được, khó tiêu hóa dễ gây sình bụng, nhưng khi rác đã hoai mục thì trùn ăn được hết. 
Bởi vậy, khi ủ rác Bokashi, bạn vẫn có thể cho thịt cá vào được, nhưng khi lấy rác cho trùn ăn thì bạn lựa chỗ rác thực vật là được, dù rác này có thể dính 1 ít thức ăn động vật cũng không sao nhé.
 
11. Ủ rác nhưng ra ít nước rác?
Nước rác hay nước dịch enzyme Bokashi là sản phẩm của quá trình ủ tách nước, nước này chủ yếu sinh ra từ rác, nước nhiều hay ít phụ thuộc vào loại rác cho vào ủ (là chính) và mức độ lên men của rác. Cho nên, nếu muốn có nhiều nước rác để tưới bạn có thể làm mấy việc sau:
- Thái nhỏ rác cho nhanh lên men hơn
- Cho những loại rác chứa nhiều nước như vỏ hoa quả, các loại rau, quả khác
- Bạn dùng nước vo gạo đặc (để lắng rồi chắt nước trong, chỉ thu nước đặc) đổ vào thùng. Nước vo gạo chứa nhiều tinh bột, giúp quá trình lên men rác nhanh hơn và cũng tạo ra nước enzyme bokashi tốt hơn. Nên chúng ta đừng bỏ phí nước gạo nhé.
 
12. Dịch rác chảy ra khi tưới cây có phải cách ly không? bao lâu sau khi tưới mới có thể thu hoạch được rau?
Bản chất dịch rác bao gồm dưỡng chất được phân hủy ra từ rác hữu cơ và enzyme của vi sinh kèm rất nhiều các thành phần vi sinh trong đó. Khi pha loãng tưới vào cây, dịch này ngoài cung cấp dinh dưỡng (tan chậm) cho cây, còn giúp phân giải các chất hữu cơ trong đất, cung cấp thêm vi sinh cho đất (hay nói cách khác là cải tạo đất). Bởi vậy, khi sử dụng hoàn toàn không cần cách ly, thu hoạch rau và rửa sạch là có thể ăn ngay được.
Lưu ý những chỗ rau nào muốn thu hoạch ngay không nên tưới lên lá, vì dịch rác dính lên sẽ gây khó khăn cho việc rửa sạch. Nên tưới vào gốc.
 
13. Thi thoảng vòi thu dịch bị rỉ nước mặc dù đã vặn chặt?
Trường hợp này sẽ có lúc xảy ra ở 1 vài trường hợp. Nguyên nhân do cấu tạo của van thu dịch đóng mở bằng ép 2 miếng silicon chặt vào nhau, nên chỉ cần 1 vật thể nhỏ, cứng dính trong đó thì có nguy cơ bị rỉ nước.
Để tránh tình trạng này, mỗi khi thu rác chôn vào đất làm phân, chúng ta nên rửa sạch thùng, đặc biệt đổ nước vào xả ở van cho trôi hết các cặn là OK.
 
14. Ủ rác bị mốc đen / trắng?
Mốc đen thể hiện rác ủ không thành công. Nguyên nhân của việc này là do rác đã chứa 1 lượng lớn nấm bên ngoài, nấm này vô tình lại phù hợp với môi trường nên sinh ra (trường hợp này rất hiếm, hầu như chưa gặp nếu ủ đúng hướng dẫn). Thường do để nắp bị hở hoặc để thùng ở ngoài nắng, hoặc chỗ ánh sáng có cường độ mạnh khiến cho vi sinh lên men không phát triển đúng như kỳ vọng.
Còn mốc trắng là biểu hiện rác đang lên men rất tốt, đây là nấm có lợi và vi sinh có lợi đang phát triển cực mạnh trong môi trường thùng ủ.
Trong cả 2 trường hợp, đặc biệt là trường hợp mốc đen, chúng ta không cần lo lắng, chỉ cần đảo qua 1 chút vùi nó xuống dưới, rắc thêm 1 ít men vi sinh lên đậy kín nắp lại là xong. Hoặc nếu rác đã mềm chúng ta cứ vùi luôn vào đất và môi trường trong đó sẽ giúp chúng lấy lại cân bằng và phân hủy rác đúng chu trình.
Thùng ủ rác Eco Bokashi lên mốc trắng
15. Tích nhiều nước dịch rác lại ban đầu có mùi chua nhẹ nhưng để lâu ko còn thấy mùi chua nữa mà có mùi hôi là do làm sao? Để giữ được lâu hơn thì làm thế nào?
Mùi chua của dịch bokashi được bảo đảm bởi tình trạng yếm khí do vi khuẩn chủng Lactic gây ra. Khi chúng ta thu dịch mà dùng không hết, lại không đóng kín thì sẽ là môi trường cho các vi sinh khác phát triển dẫn tới không kiểm soát được mùi như ban đầu. Để bảo quản lâu hơn thì dùng chai kín nắp (không cho không khí vào) bảo quản như câu hỏi thứ 2 ở bài này.
 
16. Tại sao ủ bokashi cũng vẫn phải chôn rác? Thế thì cứ chôn thẳng rác xuống đất mà ko cần ủ cũng thành phân mà?
Ủ bokashi là cách lên men rác, khi rác lên men thành công thì rác đã bán hoai, mềm, chứa rất nhiều vi sinh và nấm men có lợi cho quá trình hình thành dinh dưỡng tốt cho cây trồng, bã rác hay còn gọi là phân xanh cần chôn để tránh ánh nắng, ánh sáng mặt trời, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh và nấm hữu ích phát triển, đồng thời ngăn cản sự thu hút ruồi muỗi, côn trùng. Còn chôn rác, là cách dùng vi sinh tự nhiên để phân hủy rác, việc không kiểm soát được rác phân hủy thế nào thường tạo ra một môi trường mất cân bằng cho đất, khiến cho cây trồng dễ bị bệnh, chất lượng phân không tốt. Ngoài ra, việc phân bổ phân bón không đều, nước rác chảy trực tiếp ngấm vào đất làm thay đổi độ pH trong đất, khiến cây trồng khó phát triển, thậm chí là chết. Chúng tôi đã viết 1 bài phân tích chi tiết về sự khác nhau giữa ủ rác và chôn rác. Mời bạn Click vào đây để tìm hiểu thêm nhé!
 
17. Thức ăn đã bị mốc ( chưa có mùi hôi thối) thì có cho vào ủ được không?
Nguyên tắc của ủ rác là sự cạnh tranh về vi sinh, chúng ta dùng men vi sinh có mật độ cao để át chế những vi sinh tự nhiên có mật độ thấp, với thức ăn đã bị mốc, lúc này vi sinh lẫn tạp và nấm có mật độ khá cao. Nên nếu bạn dùng cho vào ủ vẫn được, nhưng cần cho thêm men vi sinh nhiều hơn vào loại rác này để át chế những vi khuẩn, nấm mốc của thức ăn nhé.
 
18. Nhân cám theo hướng dẫn mà không thấy mùi chua?
Ủ rác mới có mùi chua, còn nhân cám theo hướng dẫn có mùi thơm, thậm chí có mốc trắng và hơi vón cục do độ ẩm của cám và nước chúng ta trộn vào. Còn sau này, cám cũng dần chuyển sang mùi hơi chua nếu chủng Lactic được đẩy lên cao. Nhìn chung là chúng ta thấy mùi thơm thơm hoặc lên mốc trắng là dùng được rồi nhé!
Hướng dẫn nhân cám Bokashi thì bạn Click vào đây để xem video HD.
 
19. Nhân cám Bokashi thấy bị mốc trắng
Lúc này là mật độ vi sinh và nấm đang tăng ở mức độ cao nhất, nên mốc trắng là rất tốt.
 
20. Cám bokashi có thể cho gà /lợn/trùn ăn được không?
Nếu cám chưa có mùi hôi, thối hoặc hết hạn, bạn có thể trộn cùng cám khác để cho động vật ăn được nhé!
 
21. Có thể làm cám bokashi nhiều hơn lượng như hướng dẫn cho khỏi mất công rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được không?
Nói chung việc này rất hên xui, tuy trong điều kiện ngăn mát tủ lạnh thì vi sinh sẽ chậm phát triển hơn, bảo quản được lâu hơn, nhưng nguy cơ lai tạp các chủng vi sinh địa phương cũng rất cao do ngăn mát tủ lạnh chứa nhiều đồ ăn khác. Bởi vậy, chúng ta cần làm cái hộp thật kín để bảo quản nhé!
 
22. Có thể dùng cám bokashi hoặc men EcoBIG để cải tạo đất không? (trộn với đất để tăng dinh dưỡng)
Chúng ta không nhầm lẫn giữa việc bổ sung thêm phân và mùn cho đất với việc đổ men vi sinh vào đất để tăng dinh dưỡng cho đất được. Thực tế là khi muốn tăng dinh dưỡng cho đất (ở dạng kho chứa), chúng ta cần tăng cường độ mùn, chất hữu cơ hay phân chuồng cho đất theo tỉ lệ nhất định. Thường là 5 đất, 3 mùn và 2 phân đối với trồng sân thượng, sau đó chúng ta trộn thêm cám bokashi hoặc men vi sinh EcoBIG vào để tăng lượng vi sinh hữu ích cho đất, vi sinh này sẽ giúp phân giải mùn, phân ... có sẵn trong đất thành dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây. Trong trường hợp này, vi sinh đóng vai trò chuyển hóa dinh dưỡng từ hỗn hợp hữu cơ thành khoáng tan trong nước để cây dễ dàng hấp thụ.
Còn cám bokashi bản chất có 2 phần: Phần vi sinh dính trong cám và phần chất hữu cơ (cám), phần vi sinh này cũng phân giải cám dần thành khoáng, nhưng chúng ta lại cần 1 lượng cám lớn hơn (kiểu cám chính là phân) thì rất tốn kém.
Bởi vậy, chúng ta chỉ nên dùng cám bokashi hoặc men EcoBIG trong vai trò cung cấp vi sinh để chuyển hóa mùn hoặc phân (hay nói tổng quát là chất hữu cơ) thành khoáng để cây hấp thụ, chứ không nên coi đó là phân bón cho đất. Dĩ nhiên, việc bổ sung vi sinh vào đất giúp chuyển hóa mùn, tơi xốp đất, giảm chai hóa đất ... là cách giúp cải tạo đất - đặc biệt là môi trường đất trên sân thượng nghèo vi sinh - sẽ rất tốt và nên làm.
 
23. Không mua được cám gạo để trộn cám Bokashi thì có thể thay thế bằng gì?
Cám gạo, rỉ mật hoặc đường vàng ... thực chất là môi trường dinh dưỡng cung cấp cho vi sinh ăn và tăng sinh, môi trường này được gọi là môi trường để nhân vi sinh. Nếu không có cám gạo, chúng ta có thể dùng 1 chất dinh dưỡng nào đó như bã đậu phơi khô, mùn cưa, cám ngô ... để nhân. Dĩ nhiên cám gạo hay cám ngô có hàm lượng vi sinh cao nhất, dễ tăng sinh nhất, còn mùn cưa chỉ toàn Xenlulo là chính, thậm chí có tính axit nên vấn đề nhân vi sinh bằng mùn cưa sẽ có hiệu quả kém hơn thôi.
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của ECO Việt Nam. Chúng tôi có thể biên tập lại hoặc không đăng ý kiến của bạn nếu vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức hoặc các vấn đề liên quan đến chính trị....)

[Combo 5] 05 tháp rau hữu cơ ECO

Phủ xanh thành phố, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường
6,900,000
 » 
6,600,000
 (vnđ)

[Combo 4] 04 tháp rau hữu cơ ECO

5,520,000
 » 
5,320,000
 (vnđ)

[Combo 3] 03 tháp rau hữu cơ ECO

Phủ xanh thành phố, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường
4,140,000
 » 
4,050,000
 (vnđ)

[Combo 2] 02 tháp rau hữu cơ ECO

Nhà hẹp, trồng rau cho bé yêu
2,760,000
 » 
2,720,000
 (vnđ)

[Combo-f] Trọn gói tháp, đất, trùn quế

01 tháp hữu cơ vi sinh, đất hữu cơ trộn phân trùn và trùn quế (xấp xỉ 120 kg)
1,730,000
 » 
1,700,000
 (vnđ)