CÁC BỆNH NẤM PHỔ BIẾN TRÊN RAU

Chủ Nhật, 29.12.2024 | 09:56 (GMT+0700)


Kỹ thuật trồng

CÁC LOẠI BỆNH PHỔ BIẾN Ở RAU

CÁC BỆNH NẤM PHỔ BIẾN TRÊN RAU

2022-08-11 14:58:35

Bệnh chết cây con   

Dấu hiệu: đoạn thân cây bị thối nhũn làm cây con bị gãy, đổ xuống, dễ lây lan sang cả những cây khác

Tác nhân: do một hoặc nhiều loại nấm gây ra: Pythium, Rhizoctonia, Sclerotium, Fusarium…

Điều kiện: nấm phát triển rất nhanh trong môi trường ẩm, nhiệt độ 12 – 35 độ, nhất là vào mùa mưa rất hay gặp tình trạng cây con chết, hoặc do đất trồng khó thoát nước cũng làm cho nấm bệnh phát triển.

Nguy cơ tiềm ẩn: nấm bệnh có thể tiềm ẩn trong đất hay từ đất trồng vụ trước ủ bệnh những chưa được xử lí tốt nên gây hại cho vụ sau

Biện pháp:

  • Trước hết là xử lí đất trồng để ươm hạt giống rau thật kỹ.
  • Hạt giống trước khi gieo xử lí với Rovral 50WP hoặc Aliette 80WP để trừ nấm bệnh
  • Dùng chế phẩm EM pha loãng 1/1000 để ngâm hạt giống thúc đẩy sự nảy mầm và ngăn ngừa mầm bệnh.
  • Dùng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng có bổ sung bột nấm Trichoderma để ngăn ngừa và diệt  nguồn nấm bệnh lưu tồn trong phân khi gieo cây con
  • Đảm bảo trồng rau ở nơi thông thoáng, có mái che mưa, chọn đất cao rao, thoát nước tốt
  • Nhổ bỏ ngay và xử lí kịp thời tại điểm có nấm bệnh và sử dụng thuốc phòng trừ nấm bệnh lây lan bằng dung dịch: Bordeux 1%, Rovral 50WP, Ridomil Gold 68WP.

 

Bệnh lở cổ rễ

Dấu hiệu: bệnh chủ yếu gây hại ở phần cổ rễ, gốc sát mặt đất, vệt bệnh có màu khác với vỏ cây, phần vỏ bị rộp lên sau đó lan quanh phần cổ rễ hoặc gốc cây, dần dần phần vỏ khô teo lại.

Điều kiện: các loại nấm bệnh này thường lây lan trong môi trường nước hoặc xâm nhập qua các vết thương cơ giới. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ ẩm

Tác nhân: chủ yếu do nấm Rhizoctonia gây ra, tuỳ vào điều kiện thời tiết, chế độ canh tác có thể do loại nấm trong đất: Pythium, Fusarium…

 

Nguy cơ tiềm ẩn: khi trời mưa hoặc nhiệt độ ẩm cao sẽ bị thối nhũn, bong ra, trơ lại chỉ còn phần lõi của cây có màu thâm đen, dần dần cây sẽ héo dần và chết.

Biện pháp:

  • Khi ươm cây giống nên chọn nơi cao ráo, đất thoát nước tốt, tránh phần đất trồng trước đây từng có bệnh
  • Khử trùng đất bằng vôi bột hoặc các loại thuốc như: Regent 0,3G, Basudin 5G, 10 G/H trước khi trồng
  • Chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục, không dùng phân tươi để bón. Cùng với đó, phải trồng đúng mật độ và chăm sóc cây thường xuyên.
  • Nhổ bỏ và đem tiêu huỷ hết phần rau bị bệnh để tránh lây lan

 

Bệnh sinh lý trên rau màu

Dấu hiệu: lá vàng, khô đầu lá, bạch tạng, xoăn chùn ngọn,.. trên rau màu gọi chung là bệnh sinh lý

Tác nhân: do người dùng chỉ sử dụng phân vô cơ như u – rê, super lân,.. Nguồn phân xanh, phân chuồng hầu như không sử dụng. Một phần do đất trồng thiếu nguồn dinh dưỡng cần thiết như: Fe, Mn, Zn, Cu…

Điều kiện:

Nguy cơ tiềm ẩn: Sự thiếu một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng cây tàn lụi sớm ở thời kì ươm, còi cọc, chín muộn hoặc phát triển không bình thường, chất lượng giảm và năng suất thấp.

Biện pháp:

  • Trước khi trồng cần bón lót bổ sung cho đất các loại phân bón vi trung vi lượng ( loại phân cải tạo đất) nhằm phục hồi lại nguồn dinh dưỡng đã thiếu hụt cho cây trồng.

 

Bệnh đốm lá trên rau cải

Dấu hiệu: các vết đốm nhỏ trên lá, lá mầm cuống hoa phân tán rải rác trên bề mặt hoặc ở rìa mép. Vệt bệnh lúc đầu nhỏ lốm đốm, ngậm nước như vết úng nước, càng về sau càng to ra, tập trung nhiều hơn ở vùng gần gân lớn

Tác nhân: do vi khuẩn Xanthomonas gây ra, vi khuẩn tồn tại trong tàn dư cây bệnh trên đất.

Điều kiện: bệnh phát triển mạnh trong thời gian có sương kéo dài, có mưa thường xuyên gây độ ẩm trong không khí.

Nguy cơ tiềm ẩn: Vi khuẩn có thể lây từ cây này sang cây khác. Bệnh gây cho lá có lỗ thủng lỗ chỗ, rách nát hoặc làm cho toàn bộ lá bị khô dần và rơi rụng xuống.

Biện pháp:

  • Xử lý tốt khâu vệ sinh trước khi trồng đối với phương pháp trồng thuỷ canh
  • Làm đất kỹ, đánh luống cao đối với phương pháp trồng thổ canh.
  • Trước khi trồng rau cần xử lý hạt giống đúng kỹ thuật, không tưới nước quá mức
  • Trồng rau cải bằng thuỷ canh sẽ giúp hạn chế sâu bệnh, rau sạch, dễ trồng

 

 

Bệnh vàng lá ở rau cải

Dấu hiệu: xuất hiện những đốm vàng ở lá non rồi lan ra khắp các lá khác, cây chậm lớn, chậm phát triển

Tác nhân: do nồng độ dinh dưỡng không đạt chuẩn

Điều kiện: do ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng, nồng dộ dung dịch thuỷ canh, nồng độ pH

Nguy cơ tiềm ẩn: nồng độ thuỷ canh nếu có độ ppm cao quá có thể khiến cây mắc bệnh vàng lá, còn thấp quá thì cây lại không đủ dinh dưỡng để phát triển.

Biện pháp:

  • Cần đảm bảo vườn trồng rau có cường độ ánh sáng tối thiểu 4h/ ngày
  • Thường xuyên dùng bút đo pH, PPM để kiểm tra định kì, giảm tình trạng vàng lá cho cây
  • Cần điều chỉnh nồng độ ppm kịp thời cho dung dịch thuỷ canh bằng cách cho thêm nước hoặc thêm dung dịch, pha loãng dung dịch
  • Tỉa bỏ những cây bị bệnh ngay khi phát hiện để tránh lây bệnh cho các cây khác

 

Bệnh thối nhũn trên rau cải

Dấu hiệu: bị thối nhũn từng nhóm và lan nhanh nếu không kịp chữa trị. Trên mô lá và thân rau có dịch màu trắng sữa và có mùi hôi. Lấ rau cải bị héo rũ, thân bị héo, thân rau ngang mặt đất bị nhũn, làm cây rau bị ngã gục,

Tác nhân: do nấm gây hại

Điều kiện: bệnh lây lan qua quá trình  chăm sóc làm tổn thương các mô bên ngoài của cây

Nguy cơ tiềm ẩn:

Biện pháp:

  • Trong quá trình chăm sóc cây cần cẩn thận không làm gẫy cây, cây bị tổn thương càng dễ gây bệnh.
  • Khi phát hiện ra cây bị bệnh, cắt bỏ hết lá thân rau bị héo nhũn, nhổ bỏ cây bị bệnh và cách xa nguồn bệnh để tránh lan nấm và vi khuẩn

 

 

Bệnh rau cải bị cháy lá

Dấu hiệu: xảy ra cả ở lá già và non, xuất hiện các đốm nhỏ, sũng nước sau đó liên kết lại thành mảng bất dạng nhũn nước hay bị phỏng nước sôi trên lá, sau một thời gian những đốm này khô lại chuyển sang màu nâu sáng với rìa màu nâu tối và gây biến dạng lá, tạo thành vết trông như vết cháy lá

Tác nhân: do nấm Rhizoctonia gây ra

Điều kiện:

Nguy cơ tiềm ẩn: bệnh dễ phát triển ở giai đoạn cây con

Biện pháp:

  • Khi cây rau còn non, cần tránh tưới nước quá nhiều làm ẩm cây khiến cây dễ bị bệnh
  • Trồng các cây ở khoảng cách thưa, giữ khoảng không thông thoáng
  • Tỉa bỏ các cây bị bệnh ngay sau khi phát hiện, vệ sinh sạch sẽ vị trí trồng cây bệnh để tránh ủ bệnh

 

Bệnh rau bị xoăn lá

Dấu hiệu: lá bị xoăn lại , mất màu, lốm đốm vàng

Tác nhân: do thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng hoặc do sâu bệnh hại

Nguy cơ tiềm ẩn: bệnh làm cây còi cọc, kém phát triển

Biện pháp:

  • Cần chú ý cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây, quan sát để loại bỏ sâu hại trong suốt quá trình chăm sóc cây

Bệnh sương mai

Dấu hiệu: giai đoạn đầu trên lá cây xuất hiện những đốm màu vàng nhỏ, sau đó đốm ngả nâu được bao phủ bởi một lớp mốc màu đen. Mặt dưới lá bệnh có lớp mốc sương màu trắng

Tác nhân: nấm Peronospora

Điều kiện: nhiệt độ thấp ( 20 – 22 độ) kết hợp với thời tiết ẩm ướt kéo dài

Nguy cơ tiềm ẩn: Là loại bệnh nguy hiểm, dễ phát hiện nhưng nếu không kịp chữa trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ mùa, có thể lây lan từ cây này sang cây khác.

Biện pháp:

  • Cắt tỉa ngay và xử lý ngay các lá cây bị ảnh hưởng ngay sau khi thấy các triệu chứng của bệnh
  • Loại bỏ và tiêu huỷ các cây bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bị nhiễm bệnh nặng để tránh lây từ cây này sang cây khác
  • Tránh trồng cây quá dày và kiểm soát cỏ dại để không khí lưu thông tốt trong khu vườn
  • Tránh tưới cây vào buổi tối vì điều này có thể làm độ ẩm tăng cao, lá ẩm ướt kéo dài suốt đêm tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển
  • Sử dụng các loại thuốc Cabiro Top 600WG, Daconil 500SC, Antracol 70WP,..

 

Bệnh rỉ sắt

Là một nhóm bệnh nấm ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của thực vật, vị trí phổ biến thường là trên lá, thỉnh thoảng có thể thấy rỉ sắt trên thân cây, hoa hoặc quả

Dấu hiệu: xuất hiện các đốm có màu nhợt nhạt, cuối cùng nó phát triển thành các cục mụn mủ. Các mụn mủ thường có màu cam vàng nâu đen trắng. Phổ biến nhất là màu nâu sắt rỉ

Tác nhân: nấm, thường là loại nấm thuốc chi Puccinia

Điều kiện: cường độ ánh sáng yếu từ 4 – 8 giờ, nhiệt độ ẩm, sương hoặc mưa là điều kiện thích hợp cho sự phát triển mạnh của bệnh rỉ sắt

Nguy cơ tiềm ẩn: nếu cây bị nhiễm nặng sẽ làm giảm sức sống của cây, cây có thể bị chết rất nhanh trong trường hợp nghiêm trọng

Biện pháp:

  • Chọn giống cây trồng khoẻ mạnh, góp phần giúp cây trống kháng bệnh rỉ sắt
  • Nhặt và tiêu huỷ những lá bị nhiễm bệnh, thường xuyên tỉa bỏ cạnh thừa, giúp vườn cây thông thoáng, giúp giảm thiểu sự gây hại của nấm bệnh,..
  • Tưới nước vào sáng sớm để cây có thời gian khô trong ngày
  • Sử dụng phân bón hữu cơ tan chậm cho cây trồng

Bệnh rỉ trắng

Dấu hiệu: là một đốm nhỏ tròn, màu trắng, sau đó lớn dần mà nhô cao lên. Nhiều vết bệnh gần nhau sẽ khiến lá sần sùi, biến dạng rất mất thẩm mỹ.

Tác nhân: do nấm Albugo gây ra

Điều kiện: phát triển trong nhiệt độ 10 – 20 độ, độ ẩm cao, có mưa.

Nguy cơ tiềm ẩn: bệnh phát tán từ mặt sau của lá già, sau đó phát tán lên làm lá úa vàng, rụng sớm, thân và lá sẽ bị cứng lại, kém phát triển

Biện pháp:

  • Thu sạch tàn dư, làm đất kỹ sau khi thu hoạch
  • Gieo trồng và cắt gốc để rau muống ở mật độ vừa phải không dày quá
  • Gặt bỏ các lá bị bệnh ngay sau khi phát hiện
  • Phát hiện sớm và phun thuốc Mancozeb, Ridomil, Aliette,..

 

Bệnh đốm mắt cua ở mồng tơi

Dấu hiệu: ban đầu xuất hiện những chấm tròn nhỏ màu nâu, vết bệnh lớn tạo thành màu xám nâu, khi bệnh nặng các vết này lan rộng, liên kết với nhau làm lá rách.

Tác nhân: nấm Cercosspora

Điều kiện: nấm phát triển thích hợp trong điều kiện độ ẩm cao, mùa mưa thích hợp cho bệnh nấm phát triển

Nguy cơ tiềm ẩn: bệnh đốm mắt cua làm giảm diện tích quang hợp của lá, do đó gây giảm chất lượng rau cũng như ảnh hưởng đến giá trị của rau

Biện pháp:

  • Thu gom và tiêu huỷ các bộ phận cây bị bệnh
  • Tránh trồng cây quá dầy, nên trồng với khoảng cách phù hợp
  • Ưu tiên bón phân hữu cơ đã ủ  và phân hữu cơ vi sinh làm cho cây sinh trưởng và phát triển, kháng bệnh tốt.
  • Ngoài ra có một số loại thuốc BVTV: Score 250EC, Anvil5SC

 

Tuyến trùng rễ

Là một bệnh phổ biến ở các cây trồng bằng cách tấn công bộ rễ hoặc củ của cây trồng

Dấu hiệu: cây không thể phát triển toàn diện dẫn đến còi cọc, héo úa, thiếu sức sống, các cây trong vườn phát triển không đều.

Tác nhân: truyến trùng hay còn gọi là giun đũa, giun tròn, là tên gọi chung cho một loài động vật không xương sống, có kích thước rất nhỏ, mắt trường không thấy được. được chia thành 2 loại lớn là có lợi và có hại.

Tuyến trùng có lợi: là loại tuyến trùng giúp trống lại những sinh vật có hại như: mọt, bọ chét, sâu đục thân, giun đất,.. các loài gây hại bằng cách tiêm các vi khuẩn vào cơ thể côn trùng hoặc tự xâm nhập vào cơ thể của vật chủ, ký sinh và ăn cơ thể vật chủ

Tuyến trùng có hại: là những tuyến trùng chuyên ký sinh trên thực vật, gây hại bằng cách ăn bề mặt bên ngoài của accs bộ phận chúng bám trên cây trồng. Những tuyến trùng sống trong đất gây hại cho rễ hay còn là tuyến trùng rễ

Tuyến trùng rễ

Nội ký sinh: tuyến trùng chuivaof trong bộ rễ cây trồng và gây hại bộ rễ bằng cách chích hút các tế bào rễ cây tạo ra những nốt u sần sùi trên rễ

Ngoại ký sinh: tuyến trùng ký sinh sống ngoài môi trường đất và nước, gây hại bằng cách hút chích rễ cây làm cho cây bị thối nhũn

Bán ký sinh: nửa cơ thể tuyến trùng di chuyển vào bên trong rễ cây và một phần ở bên ngoài môi trường gây hại và tạo ra những vết sần trên cây

Điều kiện: đất quá chua là diều kiện lý tưởng cho tuyến trùng phát triển mạnh

Nguy cơ tiềm ẩn: tuyến trùng rễ cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây nên một số trường hợp ta sẽ thấy lá bị xoắ, vàng lá, rụng lá sớm, chết mầm

  • Tuyến trùng chích hút tạo các vết thương ở rễ cây, tạo điều kiện cho các nấm bệnh gây hại như: chết rạp, thối rễ, héo rũ..

Biện pháp:

  • Tiêu huỷ, lấy hết bộ rễ của cây bị bệnh dọn sạch bằng cách bỏ đốt
  • Thường xuyên kiểm tra độ pH của đất
  • Trồng thêm các loại cây củ đậu, cây cúc vạn thọ,.. những loại cây có tính kháng tuyến trùng rễ rất tốt
  • Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện và xử lý kịp thời

Bệnh phấn trắng

Dấu hiệu: trên bề mặt lá, thân, cành của cây trồng có một lớp bột màu trắng xám. Lúc đầu là những đốm tròn màu trắng, về sau là lá  thường bị cuộn lại, có hình dạng móp méo, bị chuyển sang màu vàng hoặc nâu.

Tác nhân: nhiều loại nấm khác nhau gây ra: Erysiphales, Microsphaera, Phyllactinia, Podosphaera,..

Điều kiện: sinh trưởng trong điều kiện thuận lợi từ 15 độ đến 26 độ, thời tiết ẩm ướt

Nguy cơ tiềm ẩn: khiến cây suy yếu dần, mất khả năng phụ hồi và chết

Biện pháp:

  • Trồng cây ở những chỗ nhiều nắng hơn
  • Cắt tỉa thường xuyên các cành lá hư thối, tránh để cây quá rậm rạp
  • Phương pháp tự chế: dùng bankingsoda, nước súc miệng
  • Một số loại thuốc: Antracol, Anvil 5sc, Tilt Super 300EC,..

Bệnh héo úa ( chết chậm)

Dấu hiệu: cây từ từ héo rũ, tàn úa, lá dần nhăn nheo teo tóp như triệu chứng thiếu nước, nếu chẻ dọc thân cây thì sẽ thấy những đường như sợi chỉ hoặc các vệt màu tím hoặc hồng . Nếu cây bị bệnh nặng thì từ từ rễ lan thành màu tím. Lá  sẽ có vài vệt, vài vết lõm trũng xuống, dần dần tạo thành các đốm trũng màu vàng, các lá già trở nên sần sùi, lá con thì chuyển sang màu đỏ

Tác nhân: do nấm Fusarium gây ra

Điều kiện: nấm phát triển khi giá thể trồng  bị mục, quả ướt không có sự thoát nước hoặc nhiệt độ môi trường lạnh.

Nguy cơ tiềm ẩn: nấm gây bệnh làm cây sẽ từ từu héo rũ, tàn úa, lá nhăn nheo teo tóp, nấm lây vào cho cây khác qua đường rễ và qua các dụng cụ cắt tỉa rễ không vệ sinh. Cây bị nhiễm bệnh sẽ chết từ từ , sau khoảng 3 – 9 tuần.

Biện pháp:

  • Cần tiêu huỷ nhanh chóng những cây bị bệnh
  • Sau vài tháng, rửa cây trồng với nhiều nước để làm tan bớt muối và hạn chế nấm bệnh

Bệnh Clubroot

Dấu hiệu: là bệnh nhiễm trùng rễ, khi bị nhiễm bệnh, rễ bị sưng và méo mó trên mặt đất, phát  triển còi cọc và các tàn lá héo úa tím tái

Tác nhân: do mầm bệnh vi khuẩn Plasmodiophora, vi sinh vật sống trong đất liên quan đến nấm mốc

Điều kiện: xảy ra thường xuyên khi đất ẩm và ấm áp, bệnh xảy ra từ giữa mùa hè đến cuối mùa thu

Nguy cơ tiềm ẩn: có thể không lây lan trên hạt giống, nhưng có thể lây ra toàn bộ vườn khi cây bị nhiễm bệnh

Biện pháp:

  • Nâng cao độ pH của đất bằng cách bón vôi và cải tiến hệ thống thoát nước
  • Sử dụng thức ăn thực vật dạng lỏng trong mùa sinh trưởng để ngăn nó hình thành
  • Xử lí hạt giống bằng dung dịch sát khuẩn Sanodyna, diệt sạch 99,99% vi khuẩn, virus gây bệnh

 

Bệnh thán thư

Dấu hiệu: những vết lõm xuống, hình vòng tròn, hơi ướt

Tác nhân: do nấm Collectotrichum

Điều kiện: lan truyền từ cây này sang cây khác trong điều kiện thời tiết thuận lợi như nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa nắng bất thường, bào tử lan truyền trong không khí nhờ gió

Nguy cơ tiềm ẩn: bào tử nấm bệnh xâm nhiễm vào cây trồng qua vết thương, bệnh tấn công cây con gây chết hàng loạt và hiện tượng đốm quả

Biện pháp:

  • Vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ tàn dư của cây bệnh,
  • Bón phân cân đối, khử đất bằng vôi

 

(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của ECO Việt Nam. Chúng tôi có thể biên tập lại hoặc không đăng ý kiến của bạn nếu vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức hoặc các vấn đề liên quan đến chính trị....)

[Combo 5] 05 tháp rau hữu cơ ECO

Phủ xanh thành phố, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường
6,900,000
 » 
6,600,000
 (vnđ)

[Combo 4] 04 tháp rau hữu cơ ECO

5,520,000
 » 
5,320,000
 (vnđ)

[Combo 3] 03 tháp rau hữu cơ ECO

Phủ xanh thành phố, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường
4,140,000
 » 
4,050,000
 (vnđ)

[Combo 2] 02 tháp rau hữu cơ ECO

Nhà hẹp, trồng rau cho bé yêu
2,760,000
 » 
2,720,000
 (vnđ)

[Combo-f] Trọn gói tháp, đất, trùn quế

01 tháp hữu cơ vi sinh, đất hữu cơ trộn phân trùn và trùn quế (xấp xỉ 120 kg)
1,750,000
 » 
1,700,000
 (vnđ)