Trọn bộ thùng nuôi trùn

Thứ Sáu, 29.03.2024 | 22:50 (GMT+0700)


Trọn bộ thùng nuôi trùn


990,000 / 785,000

Thùng nuôi trùn quế Eco trọn gói bao gồm:
- 01 thùng nuôi trùn quế eco
- 01 bánh sơ dừa làm chất nền
- 01 gói men ủ rác Han-profeed (ủ được 100 kg rác)
- 200 con trùn trưởng thành
Phí ship
- Nội thành Hà Nội: 35,000 đ
- Ngoại thành và các tỉnh khác: 65,000 đ
- Hải đảo: 130,000 đ


HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NUÔI TRÙN TẠI NHÀ

1. Thức ăn và cách cho ăn khi nuôi trùn tại nhà
TRÁNH thịt cá mắm muối, đồ nấu chín, vỏ các loại quả có tinh dầu như bưởi, cam, quýt

Hướng dẫn nuôi trùn quế tại nhà

2. Tạo nền nuôi ban đầu và chế biến rác thành thức ăn cho trùn

2.1. Tạo nền nuôi ban đầu

Lót 1 lớp lưới (kèm theo thùng) xuống đáy thùng để thùng thoát nước tốt hơn. Dùng mụn sơ dừa ngâm nước vắt kiệt (thường dùng 1 bánh sơ dừa ngâm 1lít nước) + ít giấy vụn, lá khô, 1 ít vỏ trứng nghiền nhỏ (nếu có) rồi rải 1 lớp dày 5-6 cm vào đáy thùng. Sau đó thả trùn sinh khối lên. Rải thêm 1 ít rác hữu cơ băm nhỏ (ủ rồi càng tốt - xem mục 2.3) phủ tối đa 1/3 bề mặt thùng nuôi.

2.2. Chế biến nghiệp dư, không cần men ủ

- Chỉ cần băm nhỏ rác, thậm chí không cần băm mà thả trực tiếp cho trùn ăn luôn, công việc của trùn quế là tự xử lý rác thải, tự ăn trong mức độ xử lý.

Ưu điểm: Không tốn công, tốn sức.

Nhược điểm: Trùn lâu phân hủy rác, có thể sẽ hơi có mùi nhẹ khi rác phân hủy, trùn ăn rác chậm hơn, chậm phát triển hơn.

2.3. Chế biến chuyên nghiệp (Sử dụng men HAN-PROFEED ủ rác chuyên dụng)

- Băm nhỏ rác, càng nhỏ càng tốt, rồi thả vào 1 cái xô (khoảng 8-10 lít) tùy quy mô nuôi trùn. Rắc ít men ủ vi sinh vào rác trộn đều, rồi đậy nắp xô tránh ánh nắng trực tiếp.

- Sau 3-5 ngày ủ thì bốc rác đó cho trùn ăn là OK.

Ưu điểm, nhược điểm ngược lại với cách 2.2.

3. Các vấn đề gặp phải và cách xử lý

Khi nuôi trùn tại nhà, có thể gặp phải 1 số vấn đề như: Trùn bò ra ngoài, trùn bị chết trong thùng … do 1 số nguyên nhân sau:

- Cho nhiều rác vào thùng quá dẫn tới rác phân hủy sinh nhiệt lớn, nước rác chảy khắp sinh khối làm thay đổi độ PH trong thùng. Lúc này cần bốc gần hết rác ra, nghiền ít vỏ trứng + mùn sơ dừa + lá khô rải lên, để nguyên 3-5 ngày trước khi cho rác trở lại để trùn ăn. Lưu ý mùa hè chỉ nên cho ít rác thôi và rác đã ủ men vi sinh là tốt nhất, lượng rác phủ tối đa 1/3 mặt thùng.

- Sinh khối ướt quá: Khi sinh khối ướt quá làm cho oxi không đi vào được sinh khối, trùn thở qua da nên từ đó cũng bị ngạt thở và bò ra ngoài. Xử lý là giảm ẩm bằng cách thả mùn sơ dừa khô + giấy vụn + bìa carton băm nhỏ để hút ẩm. Dừng cho rác hữu cơ cơ từ 3-5 ngày.

- Nhiệt độ nóng quá: (thường trên 35 độ) do nhiệt độ ngoài trời nóng, hoặc do rác sinh nhiệt bên trong nhiều nóng thì cần làm như sau: Bốc bớt rác ra khỏi thùng để 1 lượng ít rác làm sao cho trùn ăn trong 1-2 ngày phải hết. Di chuyển thùng trùn vào nơi râm mát hoặc dùng bìa carton che nắng cho thùng. Nhấc thùng trên ra, đổ nước mát (nên cho 1 cục đá lớn) đầy ½ thùng dưới, rồi đặt thùng trên lên hoặc dùng 1 chai lavie 1.5 lít, đổ nước lạnh trong tủ lạnh vào, đậy kín nắp chai và vùi vào sinh khối nuôi. Thường mùa hè cần phải làm việc này để hạ nhiệt độ những hôm nóng.

- Trùn đông đúc quá, nuôi sau 2-3 tháng là lượng trùn tăng lên gấp đôi, môi trường sống chật hẹp có thể làm trùn bỏ đi. Lúc này cần phải tách đàn ra làm 2, thu bớt phân trùn.

4. Cách thu hoạch phân trùn

Cách đơn giản: Gạt 5-7 cm lớp trên cùng của sinh khối (trùn thường sống ở lớp này) sang 1 bên thùng, sau đó bốc phân bên dưới. Có thể lẫn 1 ít trùn ở lớp phân dưới, bạn có thể bỏ lại thùng hoặc cứ mang bón cho cây, rồi tưới ẩm. Trùn có trong phân sẽ tiếp tục sống trong đất cày xới, giúp đất tơi xốp hơn.

Cách chuyên nghiệp: Dùng 1 cái bạt để ngoài sáng mạnh, đổ sinh khối trùn ra bạt thành mô như sống trâu. Trùn sợ ánh sáng sẽ chui hết xuống dưới, dùng tay gạt phân từ đỉnh sang 2 bên thì đống ở giữa là trùn, còn phần gạt 2 bên là phân. Sau khi thu phân xong, làm lại bước “2.1. Tạo nền nuôi ban đầu” rồi bốc thả đống trùn ở giữa bạt vào nuôi tiếp.

5. Sử dụng các chế phẩm từ trùn

5.1 Dịch trà trùn

- Là loại dịch thu được trong quá trình nuôi trùn dưới đáy chậu, dịch này bao gồm nước rác, nước dịch men trong bụng trùn rất tốt cho cây trồng. Pha loãng với nước lọc (sao cho khi nhìn thấy màu hơi ngả vàng vàng hoặc vàng sẫm là được), dùng tưới cho rau và các loại cây trong vườn.

5.2. Phân trùn

Thu phân trùn bán lại hoặc bón trực tiếp vào cây. Nguyên tắc bón phân trùn là bón xong phủ 1 lớp đất lên trên phân tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời chiếu vào để bảo toàn hệ vi sinh trong phân trùn được tốt.

5.3. Trùn tinh

Hay còn gọi là con trùn, đây là loài rất giàu dinh dưỡng, có thể dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản rất tốt, trùn tinh trộn với cám hoặc cho ăn trực tiếp đều được. Giúp vật nuôi tăng khả năng kháng bệnh rất cao.


[Combo 5] 05 tháp rau hữu cơ ECO

Phủ xanh thành phố, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường
6,900,000
 » 
6,600,000
 (vnđ)

[Combo 4] 04 tháp rau hữu cơ ECO

5,520,000
 » 
5,320,000
 (vnđ)

[Combo 3] 03 tháp rau hữu cơ ECO

Phủ xanh thành phố, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường
4,140,000
 » 
4,050,000
 (vnđ)

[Combo 2] 02 tháp rau hữu cơ ECO

Nhà hẹp, trồng rau cho bé yêu
2,760,000
 » 
2,720,000
 (vnđ)

[Combo-f] Trọn gói tháp, đất, trùn quế

01 tháp hữu cơ vi sinh, đất hữu cơ trộn phân trùn và trùn quế (xấp xỉ 120 kg)
1,730,000
 » 
1,700,000
 (vnđ)