Dù chúng ta sử dụng loại men vi sinh gì thì việc chế tạo 1 cái thùng ủ mà khi phân hủy, nước ngập lên rác đều thối um.
Bạn có thể lấy 1 thùng sơn về, không cần chế gì, cứ 1 lớp rác - 1 lớp men vi sinh cho đến khi đầy thùng, đậy nắp lại, kể cả xung quanh bạn có khoan vài lỗ cho không khí lọt vào thì sau 1 thời gian ủ, nước rác phân hủy ngập lên trên bã rác cũng tạo ra mùi thối.
Nguyên nhân
Các chủng vi sinh hạn chế mùi như Bacillus hay Lactic phát triển, chúng nhanh chóng phân hủy rác, tuy nhiên quá trình này cũng làm thay đổi độ pH trong nước rác (có thể xuống mức 5 - 6. Lúc này ở phần nước rác (trong điều kiện yếm khí - lẽ ra chủng Lacto sẽ phát triển tốt - vì nước ngập yếm khí) do độ pH giảm, khiến cho các chủng vi sinh này bị ức chế (thậm chí chết) nên không thể phát triển được. Đây là cơ hội để các chủng yếm khí ngoại lai có hoạt lực mạnh hơn (dĩ nhiên là gây mùi thối) phát triển. Chúng sẽ tạo ra lượng khí metan và các khí độc hại khác. Bởi vậy, dù bạn ủ yếm khí hay hiếu khí thì vẫn tuyệt đối tránh trường hợp nước ngập lên rác nhé.
Thế tại sao, tôi ngâm rác vào rỉ mật theo công thức 1 rỉ mật, 10 nước và vài kg rác thì lại lên men thơm (công thức làm Garbage enzyme)?
Xin trả lời là bởi vì nó lâu bị thối hơn.
Về công thức: Bạn lấy 1 kg rỉ mật, đường đỏ với 10 lít nước sạch, 1 cái xô nhựa và 3 kg vỏ hoa quả, rác rau củ quả ... rửa sạch rồi cho vào ngâm trong xô, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, sau 1.5 tháng thu nước tưới cho rau còn bã mang chôn vào đất làm phân.
Tại sao lại gọi là ENZYME?
Vì vi khuẩn bẫy trong rỉ mật hoạt động mạnh, nhân lên liên tục, chúng phân hủy thức ăn giàu dinh dưỡng như rỉ mật bằng cách tiết ra enzyme của chúng. Enzyme này giúp phân giải các chất hữu cơ mà chúng ngấm vào làm món ăn cho vi sinh tiếp tục tăng sinh. Khi đạt đỉnh, trong dịch sẽ chứa toàn Enzyme của vi sinh, dùng enzyme này tưới cho đất giúp phân giải nhanh các chất hữu cơ tồn trong đất, giúp cây hấp thụ tốt dinh dưỡng đã phân giải của enzyme.
Thế tại sao rác ngập nước trong trường hợp này lại không thối?
1. Có thối chứ, nhưng vì thời gian để thối nó khá lâu nên bạn không biết thôi. Thay vì 1.5-2 tháng bạn chắt hết dịch ra, chôn bã vào đất thì bạn để 4-6 tháng mới làm việc đó xem, dịch enzyme của bạn sẽ thối rinh ngay. Cho nên, sau 2 tháng bạn nhớ thu hết nước enzyme cho vào chai rồi chôn bã rác đi nhé, có vậy nó mới không bị thối.
2. Lý do không thối là vì:
- Bạn cho rỉ mật với 10 lít nước và 3 kg rác vào ngâm, rỉ mật sẽ làm nhiệm vụ bẫy vi sinh chủng Lactic để lên men rác của bạn, chủng Lactic này có rỉ mật (loại giàu dinh dưỡng) nên tăng sinh nhanh chóng và chiếm cứ không gian dung dịch ủ, ức chế các vi sinh khác phát triển.
- Nước nhiều (10 lít) đủ để làm giảm tốc độ giảm của pH do vi sinh tạo ra nhiều lần so với nước rác tự sinh ra ngập lên rác, nên độ pH giảm rất chậm, giúp cho vi sinh vẫn phát triển được cho đến khi ... pH giảm đến ngưỡng ức chế vi sinh có lợi phát triển. Thì lúc này cũng là lúc nếu bạn tiếp tục ngâm sẽ chuyển sang pha vi sinh gây thối có thể sống được trong môi trường này phát triển. Gây mùi thối.
Hi vọng sự giải thích của chúng tôi giúp các bạn sống xanh có thêm kiến thức để biết khi nào rác của mình ủ ... sẽ thối mà tránh.