Nuôi trùn quế tại nhà không khó - phục vụ trồng rau sạch tại nhà

Chủ Nhật, 29.12.2024 | 10:02 (GMT+0700)


Kỹ thuật trồng

Tập tục của trùn quế và các nguyên tắc trong nuôi trùn tại nhà

Nuôi trùn quế tại nhà không khó - phục vụ trồng rau sạch tại nhà

2020-11-03 16:49:07

Trùn quế là chìa khóa của nông nghiệp hữu cơ, phân trùn là loại phân cực tốt trong việc cung cấp dinh dưỡng và cải tạo đất. Cho nên, rất nhiều người đã nuôi trùn tại nhà nhưng không phải ai cũng thành công như mong đợi. Tháp rau hữu cơ Eco xin chia sẻ kinh nghiệm nuôi trùn tại nhà bằng thùng xốp hoặc chậu nhựa để mọi người cũng tham khảo.

1. Trùn quế ăn gì?

Trùn quế ăn rác hữu cơ hoai mục (lưu ý là hoai mục nhé), ăn các chất mùn hoai mục trong đất, ăn phân bò, phân lợn, phân gà ủ (tại sao không phải là phân tươi - chúng tôi sẽ nói phần dưới). Cho nên, bạn không được cho trùn quế ăn các loại thịt cá mắm muối và đặc biệt là các chất vô cơ tưới vào đất như nước tiểu, phân đạm, lân kali...

2. Trùn quế ăn và tiêu hóa như thế nào?

Trùn quế không có răng để căn ngoạp ngoạp (chắc rồi) và chúng cũng không có cả cơ quan tiêu hóa nữa. Chúng tiêu hóa thức ăn dựa vào sự cộng sinh với hệ vi sinh trong dịch ruột. Trùn quế di chuyển, vừa bò vừa phun dịch trùn ra phía trước, rồi hút ngược lại. Các chất mùn, kể cả đất sẽ theo dịch hút lại và được vi sinh phân hủy, chia nhau hấp thụ (cả vi sinh và trùn) sau đó được đẩy ra sau (gọi là phân trùn). Việc di chuyển, đào xới và thải phân giúp đất vừa giàu dinh dưỡng, vừa tơi xốp lại vừa giàu vi sinh. Chả thể mà các cụ vẫn có câu "đất có giun là đất tốt".

3. Tại sao phân trùn lại tốt?

Phân trùn có 2 chức năng chính: Cung cấp dinh dưỡngcung cấp vi sinh cho đất. Bởi vậy khi bón phân trùn, bạn cần vùi nó vào trong đất để tránh bị ánh nắng mặt trời chiếu vào làm chết vi sinh. Ngoài ra, nếu bạn mua phân trùn cũng đừng mua loại đã qua xử lý (sấy khô) vì như thế là phân trùn chỉ còn mỗi tác dụng cung cấp dinh dưỡng mà mất đi tác dụng cung cấp vi sinh. Vi sinh trong phân trùn khi vào đất tiếp tục hoạt động phân hủy mùn trong đất, giúp đất tơi xốp hơn và giàu dinh dưỡng hơn.

4. Nuôi trùn chú ý điều gì?

Trùn quế kị những thứ:  Nhiệt độ và các chất vô cơ. Cho nên khi làm chậu nuôi trùn cần làm cho nó thông thoáng để tránh nhiệt độ tăng cao (do quá trình phân hủy thức ăn - rác gây ra) và tránh các loại thức ăn lẫn vô cơ (như Amoniac - NH3). Đó chính là lý do trước khi cho trùn quế ăn phân bò, phân lợn, gà cần phải ủ hoai. Vì trong phân này chứa 1 lượng nước tiểu, nếu cho ăn phân tươi - nước tiểu còn tồn trong phân sẽ làm trùn chết. Cần ủ phân khoảng 2 - 3 tuần để bay hết nước tiểu, cũng làm phân hoai mục để trùn dễ bề "ăn nhậu" :).

5. Công cụ nuôi trùn

Cần 1 cái chậu nhựa, thùng xốp có chỗ hứng nước (thoát nước). Nếu bạn đầu tư được hẳn 1 thùng nuôi trùn thì sẽ tuyệt vời hơn, tuy nhiên ở đây chúng tôi nói về chế chậu nhựa hoặc thùng xốp. Nên dùng chậu nhựa thông minh có miếng lót hứng nước bên dưới. Dưới miếng lót này khoan 1 lỗ lắp van để thu dịch trùn quế (dịch này pha loãng tưới cho rau cực tốt các bạn nhé). Ở trên thành khoan 4 lỗ 4 thành để tạo đối lưu không khí. Đặt chậu ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng trực tiếp. Nếu có ánh sáng trực tiếp thì cần che miệng chậu lại. Vì trùn rất sợ ánh sáng.

6. Tạo nhà cho trùn ở

Đây chính là môi trường ban đầu, bạn có thể dùng mùn dừa trộn với ít đất tơi và thả trùn vào rồi tưới ẩm. Còn nếu bạn mua sinh khối trùn thì đổ trực tiếp vào luôn. Nhà của trùn cần dày tối thiểu 5 cm để trùn có thể ở.

7. Cho trùn ăn và "tắm" cho trùn

Với 1 cái chậu, bạn rải rác hữu cơ (Nếu cần băm nhỏ cho nhanh hoai) 1 lớp lên bề mặt chậu, đừng rải quá nhiều vì như thế sẽ làm nhiệt độ trong chậu nóng lên, trùn bò hết ra ngoài. Chỉ nên rải 1 lớp rác dày 1-2 cm và để 1 vài phần ô thoáng ko rải rác hữu cơ để thoáng khí. Hàng ngày dùng vòi hoa sen tưới 1 lượt nhỏ lên chậu trùn để nhà trùn ở vừa đủ ẩm (Nếu để phần đó khô thì trùn sẽ chết hoặc kém di chuyển). Sau khi cho hết lớp rác nọ thì phải đợi trùn phân hủy hòm hòm mới cho lớp rác hữu cơ kia lên, hoặc cho 50% bên chậu, để 50% lại cho thoáng. 

Trong việc cho ăn này, không nên nghĩ trùn là "thánh" mà cho cả đống rác hữu cơ vào. Vì trùn chỉ có 1 ngôi nhà nhỏ bé, rác hữu cơ quá nhiều khi phân hủy sẽ sinh nhiệt làm trùn bỏ chạy hết nhé.

8. Thu hoạch phân trùn

Trùn sẽ ăn dần lên trên, sau khi chậu đầy khoảng 20-25 cm thì gạt lớp phân ở trên ra (sẽ gạt theo khoảng 80-90% trùn quế trong chậu) và bốc phần phân dưới, sau đó gạt lại cho phẳng. Còn 1 kĩ thuật nữa là muốn nhặt lại những chú trùn còn lẫn trong phân bốc ra, chỉ cần gấp mép 1 tấm bạt khoảng 1m, rải phân trùn ra (1 phần mép gấp đè lên phân che lại), để ngoài ánh sáng. Trùn ở lớp phân phơi ngoài ánh sáng sẽ có xu hướng di chuyển vào phần gấp mép của bạt để trốn, thế là phần phơi ngoài sẽ sạch bóng trùn quế, bốc ra bó cây, phần kia đổ vào chậu.

9. Tách chậu khi trùn nhiều

Khi bạn nuôi 1 thời gian, trùn sinh sản ra nhiều, bạn cần tách chậu để trùn có không gian sinh trưởng tiếp. Thường sau 2 tháng là đã phải tách chậu rồi.

10. Trùn giao phối và sinh sản thế nào?

Vào một đêm trăng sáng rất lãng mạn, như các đôi yêu nhau hay dắt tay nhau đi trong công viên ngắm cảnh. Các anh trùn, chị trùn rủ nhau nổi lên mặt chậu ngắm trăng và trong hoàn cảnh lãng mạn đó, chúng quấn quít lấy nhau thành 1 bó (nó đang giao phối đó ạ). Sau khi giao phối xong, việc ăn uống, ị và đẻ là tiến hành đồng thời. Các kén trùn được cuộn lẫn trong các cục phân ly ti, trong điều kiện ẩm chúng sinh ra những chú trùn con bé tí. Cho nên, nếu muốn trùn đẻ nhiều, các bạn chịu khó cho các thanh niên trùn ngắm trăng đêm trăng rằm hoặc giả lập 1 cái bóng điện nhỏ, treo cao vào ban đêm để trùn tích cực sinh sản hơn nhé.

Đến đây có gì còn thắc mắc vui lòng bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp thêm.

(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của ECO Việt Nam. Chúng tôi có thể biên tập lại hoặc không đăng ý kiến của bạn nếu vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức hoặc các vấn đề liên quan đến chính trị....)

[Combo 5] 05 tháp rau hữu cơ ECO

Phủ xanh thành phố, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường
6,900,000
 » 
6,600,000
 (vnđ)

[Combo 4] 04 tháp rau hữu cơ ECO

5,520,000
 » 
5,320,000
 (vnđ)

[Combo 3] 03 tháp rau hữu cơ ECO

Phủ xanh thành phố, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường
4,140,000
 » 
4,050,000
 (vnđ)

[Combo 2] 02 tháp rau hữu cơ ECO

Nhà hẹp, trồng rau cho bé yêu
2,760,000
 » 
2,720,000
 (vnđ)

[Combo-f] Trọn gói tháp, đất, trùn quế

01 tháp hữu cơ vi sinh, đất hữu cơ trộn phân trùn và trùn quế (xấp xỉ 120 kg)
1,750,000
 » 
1,700,000
 (vnđ)