Garbage Enzyme hay gọi chung là nước enzyme do Tiến sĩ Rosukon Poompanvong người Thái Lan đúc rút ra. Nó là 1 loại nước được lên men từ rác thải hữu cơ (mọi người hay dùng vỏ hoa quả các loại) ủ với mật mía và nước theo tỉ lệ 1:3:10 (1 rỉ mật, 3 rác và 10 nước). Công dụng của nó được ứng dụng rộng khắp từ việc dùng làm chất tẩy rửa, phun diệt sâu bọ, làm phân bón lá ...
CÁCH LÀM GARBAGE ENZYME
1. Chuẩn bị nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu bao gồm: Rỉ mật hoặc đường đen, đường nâu (không dùng đường tinh luyện), rác hữu cơ rửa sạch (Nên sử dụng vỏ hoa quả các loại: Dứa, cam, chanh, bưởi, dưa ...) và nước theo tỉ lệ 1:3:10 (Tức là 1 lít rỉ mật, 3 kg vỏ rác hữu cơ và 10 lít nước).
Bình chứa có nắp, có thể dùng cái xô to, đậy kín được hoặc dùng can, chai phù hợp với tỉ lệ làm. Ví dụ 1 lít rỉ mật, 3 kg rác và 10 lit nước thì nên làm 1 cái xô hoặc can 18 lít trở lên để chứa, vì quá trình ngâm ủ nó sinh khí, cần 1 khoảng không để chứa khí đó.
2. Thực hiện
Nên thái nhỏ rác hữu cơ, nếu bạn đang dùng nước máy thì nên vặn nước máy ra xô để khoảng 1 - 2 ngày cho bay hết khí Clo trong nước trước khi làm. Trộn đều rỉ mật, nước và vỏ hoa quả vào với nhau, đậy nắp kín, để ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
3. Chăm sóc hàng ngày
Trong tháng đầu tiên của quá trình lên men, hãy mở nắp hai ngày một lần để giải phóng khí được tạo ra trong quá trình lên men. Sau một vài tuần, khí sẽ giảm và bạn chỉ cần khuấy một hoặc hai lần / tuần. Quá trình khuấy này rác hữu cơ thường nổi lên, bạn nên khuấy nhấn chìm nó xuống để nó lên men tốt hơn.
4. Thu hoạch
Sau khoảng 3 tháng, dịch chiết được có màu vàng óng như mật ong, thơm, thậm chí có ít váng trắng (tùy loại vỏ bạn ngâm). Lúc này lấy 1 tấm vải xô để chắt và lọc enzyme cho vào đóng chai dùng dần. Quá trình bảo quản để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng.
5. Cách dùng
NGUYÊN LÝ KHOA HỌC
Nằm ở 2 chữ "vi sinh" được ứng dụng để lên men và phân giải chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản. Rỉ mật tạo ra môi trường sống ban đầu lý tưởng cho vi sinh, các chất trong rỉ mật khác với các chất trong đường trắng tinh luyện nên đường trắng tinh luyện không thích hợp cho làm enzyme. Quá trình sinh sôi và phân giải rác hữu cơ của các vi sinh này tạo ra chất gọi là enzyme có những thuộc tính để sử dụng như trên đã trình bày.
Vậy vi sinh ở đâu? Ở trong không khí, trong nước, thậm chí đang ở trên người chúng ta, chỉ là chúng ta có tạo ra môi trường thích hợp để 1 nhóm loại vi sinh nào đó phát triển mạnh hay không mà thôi. Ví dụ như muối dưa cà, chúng ta dựa vào loại vi khuẩn Lactic lên men axit lactic gây chua, chín quả cà, dưa muối. Đó là lý do khi ăn cà, dưa muối bạn cần phải ăn đồ đã muối chín, đủ chua thì các chất độc hại có trong cà, dưa được vi sinh phân hủy hết rồi, ăn an toàn. Còn ăn vẫn còn sống thì có thể gây độc tố cho cơ thế.
Thời gian thu hoạch trung bình là 3 tháng, nhưng có bạn bảo tôi chỉ làm 2 tháng nó đã thơm phức rồi, dùng được rồi. Có bạn thì lại bảo tôi làm nó lên mùi thối phải đổ đi. Đó cũng là vì vi sinh, nếu lượng vi sinh vô tình ở khu vực đó lớn hơn nhiều lần các khu vực khác thì việc phân hủy rác tạo ra enzyme nó diễn ra nhanh hơn, chỉ khoảng 2 tháng, thậm chí nếu bạn tác độc thêm bên ngoài có khi chỉ 1.5 tháng là được, nhưng có bạn thì bị thối hoắc vì vi sinh cần lên enyme không có, trong khi vi khuẩn yếm khí thì đầy ra, cạnh tranh hết môi trường sống, bạn lại ko liên tục khuấy đảo chúng lên dẫn tới môi trường yếm khí phát triển thuận lợi, sinh mùi thối thôi nhé.
Giờ thì bạn đã hiểu rõ tại sao mình thành công hay thất bại chưa ạ?
TIN MỚI HƠN
CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG