Tại sao chúng ta không nên sử dụng thùng rác to để ủ rác?

Thứ Hai, 14.10.2024 | 08:57 (GMT+0700)


Trùn - Vi sinh

Có rất nhiều vấn đề về ủ rác thùng to nếu bạn ở đô thị.

Tại sao chúng ta không nên sử dụng thùng rác to để ủ rác?

2023-11-13 10:20:04

Lướt qua các group chia sẻ kĩ thuật về trồng rau, tôi thấy mọi người hay khoe mới mua được 1 thùng ủ rác cỡ bự, giải quyết vấn đề ủ được 1 khối lượng rác khổng lồ. Nhưng là người đã trải nghiệm qua việc "đã từng" tham thùng to, có mấy vấn đề gặp phải trong quá trình sử dụng để mọi người cân nhắc

1. Thùng ủ rác to có độ sâu lớn, tạo điều kiện yếm khí mạnh mẽ khi cho nhiều rác. Với việc ủ rác không đảm bảo điều kiện hiếu khí (đủ oxi) cho quá trình phân hủy sẽ là môi trường tuyệt vời cho các vi khuẩn sinh mùi thối, thải ra các khí H2S, SO2, NO2, Metal ... khiến cho chất lượng phân bón thấp, đồng thời nguy cơ gây thối cực kì khó chịu là rất cao.
Ở nông thôn, khi ủ rác đống to làm phân bón, thường sẽ kết hợp với phân chuồng, 1 là người dân sử dụng phương pháp đắp bùn ở ruộng, 2 là đảo đều hàng tuần để quá trình ủ phân được tốt. Còn với đô thị, cả 2 việc này đều vô cùng khó khăn và gần như bất khả thi, nên việc sử dụng thùng to không giải quyết được đồng thời cả 2 yêu cầu 1 cách tốt là đảm bảo chất lượng phân ủ và không gây mùi thối.
Thùng ủ rác có kích thước lớn
2. Di chuyển là 1 vấn đề, nếu rác có đầy thùng thì gần như là không thể, tôi đã từng phải đeo khẩu trang, bốc từng nắm rác thối ra khỏi thùng để mang bỏ ở nơi xa.
3. Thu phân là 1 vấn đề đau đầu, thường các thùng phuy to người ta hay làm cửa thu phân ở dưới thùng. Nhưng có những ai trải qua quá trình này rồi thì sẽ hiểu. Trên Video nước ngoài, phân họ rất tơi và gần như không có nước, nhìn rất đẹp, còn thực tế của chúng ta là phân ướt nhoẹt, đồng thời bốc mùi khó chịu 😃. Lý do là đây: Ở PP ủ compost lớn, họ sẽ ủ theo CN tức là tỉ lệ chất khô hút nước 7 phần, tỉ lệ chất tươi 3 phần, chất khô sẽ hút nước từ rác tươi phân hủy, tạo ra môi trường hiếu khí giúp cho rác phân hủy không mùi. Còn chúng ta không làm vậy, toàn cho 100% rác tươi, thậm chí để ngoài trời nước lõng bõng.
4. Vấn đề của cửa thu phân chính là nước rác chảy ra, ai đã từng làm sẽ thấy. Việc thiết kế cái cửa thu phân đủ kín không bị nước rác chảy ra cực kì khó trong việc chế. Với việc tự làm hầu như là không thể. Nên khi nước rác rỉ ra xung quanh thùng, ra sân sẽ gây mùi, ruồi bâu ... các kiểu.
5. Dọn rửa thùng khi có mùi thối là khâu đau đầu nhất. Đến mức tôi phải vác cái thùng đi vứt vì nó thối, thùng thì sâu không cọ rửa nổi. Trong khi để kệ ủ thêm thì sẽ dính thối tập 2 do vi khuẩn gây mùi còn đầy trong thùng.
6. Giòi và cực kì khó xử lý giòi. Với các loại thùng ủ nhỏ, ta dễ dàng dùng các chất khô phủ lên hút nước là giòi tự chết, nhưng với thùng lớn thì cực kì khó khăn làm việc này. Giòi không đáng sợ với nhiều người trồng rau, vì chúng cũng tham gia vào quá trình xử lý rác nhanh hơn. Tuy nhiên, mặt trái của giòi chính là enzyme của chúng tạo ra mùi thối.
Đây là 6 vấn đề tiêu biểu mà chúng tôi đã từng trải qua các trải nghiệm này khi ủ rác từ thùng to. Dĩ nhiên, không phải ai cũng gặp hết các vấn đề này ở lần ủ thứ nhất, thứ 2 ... nhưng chắc chắn sẽ gặp nếu bạn là người đam mê tái chế rác thành phân làm vườn. Bởi vậy, hãy cân nhắc kĩ trước khi "tham" thùng to nhé!

 

(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của ECO Việt Nam. Chúng tôi có thể biên tập lại hoặc không đăng ý kiến của bạn nếu vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức hoặc các vấn đề liên quan đến chính trị....)

[Combo 5] 05 tháp rau hữu cơ ECO

Phủ xanh thành phố, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường
6,900,000
 » 
6,600,000
 (vnđ)

[Combo 4] 04 tháp rau hữu cơ ECO

5,520,000
 » 
5,320,000
 (vnđ)

[Combo 3] 03 tháp rau hữu cơ ECO

Phủ xanh thành phố, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường
4,140,000
 » 
4,050,000
 (vnđ)

[Combo 2] 02 tháp rau hữu cơ ECO

Nhà hẹp, trồng rau cho bé yêu
2,760,000
 » 
2,720,000
 (vnđ)

[Combo-f] Trọn gói tháp, đất, trùn quế

01 tháp hữu cơ vi sinh, đất hữu cơ trộn phân trùn và trùn quế (xấp xỉ 120 kg)
1,730,000
 » 
1,700,000
 (vnđ)