Chất thải của giun đất là nguồn dinh dưỡng quý giá, nó gồm hầu như đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cần thiết cho cây. Không những thế, sự hoạt động và sinh sống của con giun ở trong đất là quy luật của tự nhiên, là công cụ để tự nhiên điều khiển đất phục vụ cho cây cối.
1. Cải thiện nguồn dinh dưỡng trong đất
Giun đất ăn các mảnh vụn cây (rễ chết, thân, lá, vỏ,... mục nát) và đất. Hệ thống tiêu hóa của chúng tập trung các thành phần hữu cơ và chất khoáng trong thực phẩm chúng ăn, vì vậy chất thải của chúng nhanh chóng làm giàu chất dinh dưỡng cho đất hơn những vùng đất xung quanh. Nguồn nitơ có trong thân giun đất (khi nó đã chết) cũng được phân hủy nhanh chóng đóng góp hơn nữa hàm lượng nitơ trong đất.
2. Cải thiện độ tơi xốp, thoát nước, thoáng khí
Việc giun di chuyển và đào hang sống trong đất cung cấp một môi trường phát triển thuận lợi cho rễ cây, cải thiện hệ thống thoát nước tự nhiên cho đất. Khi đất không được cày cuốc nhưng có lượng giun sinh sống cao thì khả năng thoát nước vẫn đảm bảo tốt hơn so với đất được canh tác. Và việc giun di chuyển sẽ hình thành những “đường mòn” trong đất giúp nước mưa lưu dẫn các chất dinh dưỡng phân tán đều trong đất. Đồng thời, việc giun thường xuyên di chuyển như vậy tạo thành những khe hở trong đất làm đất được tơi, thoáng, giàu dưỡng khí, nước không bị ứ đọng, khí trong đất được lưu thông. Như vậy rễ cây hô hấp dễ dàng.
3. Cải thiện cấu trúc của đất
Phân giun và xác giun đất kết hợp với hạt đất có khả năng tái tạo keo đất, ổn định nước, lưu giữ độ ẩm và nó còn góp phần tái tạo lại lớp đất mặt.
4. Cải thiện năng suất
Bạn nghĩ xem, những khu rừng chẳng cần đến con người cày xới mà chỉ cần giun đất ăn xác thực vật đồng thời cần mẫn ngày đêm cày tơi đất. Nhờ vậy mà đất tơi xốp, thoáng khí, giúp nước lưu chuyển dễ dàng. Kiểm tra sự hiện diện của giun đất để bạn biết đất của bạn có sạch (nếu đất nhiễm độc thì không có giun) và đủ dưỡng chất cho cây khỏe hay không.
TIN MỚI HƠN
CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG