Cách trồng rau sạch trên tháp rau hữu cơ - 7 tips nên làm giúp rau tốt hơn

Thứ Sáu, 29.03.2024 | 18:28 (GMT+0700)


Kỹ thuật trồng

Tháp rau về nguyên lý thì không cần cải tạo - nhưng nên làm 1 số việc để có

Cách trồng rau sạch trên tháp rau hữu cơ - 7 tips nên làm giúp rau tốt hơn

2020-04-22 15:05:18

Về nguyên lý và vận hành đúng thì tháp rau hoàn toàn không cần cải tạo, nhưng trong quá trình trồng, ai cũng muốn rau ít sâu bệnh hơn và lên tốt hơn, xanh hơn, rau ngon hơn, vậy hãy cùng tham khảo những cách chăm sóc dưới đây.

Trồng rau sạch tại nhà đòi hỏi người trồng thật sự tận tâm và tỉ mỉ, chịu khó đọc và tìm hiểu mới có thể có vườn rau tốt, ngay cả trồng trên tháp rau hữu cơ Eco, cũng cần có những kĩ thuật (tip) để làm rau tốt hơn và ít bị sâu bệnh hơn:

Tip 1: Cho đa dạng các loại  rác rau củ quả vào lõi tháp (vỏ chuối, vỏ dứa, gốc rau các loại, vỏ táo, bã chè, bã cafe, hạn chế vỏ tinh dầu như cam, chanh bưởi...) để giúp đất đa dạng dinh dưỡng và cân bằng hơn. Lõi tháp cũng như cơ quan tiêu hóa của con người và cả tháp là 1 bộ máy tiêu hóa hoàn chỉnh, nếu chúng được "ăn" nhiều thức ăn đa dạng sẽ giúp tháp cân bằng dinh dưỡng hơn, khỏe mạnh hơn, chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

Cách trồng rau sạch tại nhà

Tip 2: Bổ sung nấm đối kháng (Nấm Trichodema) định kì khoảng 3 tháng / lần. Nấm Tricodema giúp bảo vệ rễ cây, ngăn ngừa các loại nấm mốc gây hại cho bộ rễ và gốc cây, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với các loại nấm khác đồng thời phân giải Xenlulo trong đất nhanh chóng dễ dàng hơn thành dinh dưỡng phù hợp cho cây. Với tháp rau có độ ẩm tốt, có ruột tháp rất nhiều Xenlulo là môi trường lý tưởng để cho nấm đối kháng phát triển và duy trì sự tồn tại của mình. Việc định kỳ phun nấm Trichodema cho tháp giúp hạn chế tới 95% các bệnh về gốc và rễ cho rau. Cách dùng: Pha tỉ lệ 20 gr nấm trichodema với 15 lít nước và phun vào buổi chiều tối khi tắt nắng là tốt nhất (Vì nấm ko thể sinh trưởng khi bị nắng chiếu vào, gây chết, hỏng).

Tip 3: Sử dụng chế phẩm vi sinh EM hoặc các chế phẩm vi sinh khác để bổ sung thêm vi sinh cho đất, phun định kỳ 2 tháng / lần để giúp cân bằng vi sinh trong đất hơn. Thường pha tỉ lệ 80-100 lần nước để phun vào chiều tối khi tắt nắng. Lượng vi sinh này sẽ giúp đối kháng lại các loại virus gây bệnh trong đất (kiểu cạnh tranh môi trường sống) làm giảm tính độc hại của các loại virus phá hoại cây. Đối với trùn quế đã có 1 lượng vi sinh lớn nhưng chắc chưa thể đa dạng được tất cả, nên bổ sung chế phẩm vi sinh EM là điều cần thiết.

Phun chế phẩm vi sinh EM và nấm Trichodema

Tip 4: Cải tạo đất bằng bã đậu cho vào lõi tháp, mỗi tháng cho từ 2-3 kg bã đậu / 1 tháp (Không nên cho quá nhiều có thể gây nấm mốc độc hại cho tháp), bã đậu hoai mục sẽ chảy nước xuống khay đựng dịch trà trùn để ủ nuôi vi sinh, còn phần còn lại là thức ăn ưa thích của trùn quế. Nước dịch trùn có bã đậu tưới rau rất tốt, nó như là rau được tưới phân đạm vô cơ vậy, nhưng cây lên khỏe, xanh và kháng bệnh tốt hơn.

Tip 5: Ngâm Enzyme từ vỏ hoa quả như cam, bưởi, dứa với mật mía (tỉ lệ 1 kg mật, 3kg vỏ, 10 lít nước) trong 30-45 ngày, tuần đầu tiên để nguyên, qua tuần thứ 2 mỗi ngày đảo đều 1 lần rồi lại bịt kín miệng lại, khi enzyme ngâm có mùi thơm lừng là lúc có thể dùng được. Pha với nước sạch và phun cho rau 2-3 ngày / lần. Enzyme giúp rau khỏe mạnh, hấp thụ dinh dưỡng tốt, rau ăn ngọt hơn, thơm hơn và đặc biệt là ngừa sâu bệnh hiệu quả. Mùi Enzyme là mùi côn trùng không thích, các loại sâu xơi phải enzyme có dấu hiệu say xỉn như say rượu và rơi xuống đất. Bạn bè và mình đều đã test thực tế, nếu sử dụng thường xuyên thì hầu như rau lên cực xanh tốt mà chả có sâu bệnh gì.

Tip 6: Thi thoảng lấy cào hay 1 cái cây nhỏ, xẻng nhỏ đảo lại đất ở các hốc tháp để không khí thông suốt, nhất là sau 1 vụ cần lấy xẻng nhỏ đảo đất ở các hốc tháp phía dưới giúp đất tơi trở lại, giàu ôxi hơn. Quá trình chăm sóc là lấy dịch trà trùn ở khay đáy tháp rồi tưới đều cho các hốc tháp thay vì chỉ đổ lên đỉnh tháp. Rau sẽ tốt đều trên các hốc tháp. Đây là nguyên lý khắc phục việc các cây rau ở tầng trên tốt hơn các cây rau ở tầng dưới.

Tip 7: Thu vàng đen (phân hữu cơ) trong lõi tháp, thường khoảng 3 tháng là phải thu rồi, hoặc hết 1 vụ rau 2 tháng là phải thu rồi đắp lại các hốc tháp, trộn đều lên chuẩn bị cho vụ mới. Để đảm bảo ko bị nấm bệnh khi đắp phân từ lõi tháp, hãy thực hiện Tip 2Tip 3.

Người trồng rau sẽ hiểu rau cần gì, nó như là 1 quá trình khám phá tự nhiên và cũng chính là quá trình khám phá sự nhạy cảm của chính mình. Trồng rau giúp con người sống hướng thiện, yêu thiên nhiên, khơi dậy lòng từ bi trắc ẩn. Nhìn những cây rau lớn lên từng ngày, thấy thêm yêu và trân trọng cuộc sống đang có. Chúc mọi người có mùa màng bội thu và có cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.

(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của ECO Việt Nam. Chúng tôi có thể biên tập lại hoặc không đăng ý kiến của bạn nếu vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức hoặc các vấn đề liên quan đến chính trị....)

[Combo 5] 05 tháp rau hữu cơ ECO

Phủ xanh thành phố, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường
6,900,000
 » 
6,600,000
 (vnđ)

[Combo 4] 04 tháp rau hữu cơ ECO

5,520,000
 » 
5,320,000
 (vnđ)

[Combo 3] 03 tháp rau hữu cơ ECO

Phủ xanh thành phố, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường
4,140,000
 » 
4,050,000
 (vnđ)

[Combo 2] 02 tháp rau hữu cơ ECO

Nhà hẹp, trồng rau cho bé yêu
2,760,000
 » 
2,720,000
 (vnđ)

[Combo-f] Trọn gói tháp, đất, trùn quế

01 tháp hữu cơ vi sinh, đất hữu cơ trộn phân trùn và trùn quế (xấp xỉ 120 kg)
1,730,000
 » 
1,700,000
 (vnđ)